BỘ LUẬT DÂN SỰ BẢN MỚI NHẤT
91/2015/QH13 Bộ luật dân sự bản đầy đủ – Chia sẻ Bộ luật dân sự bản mới nhất cùng giới thiệu về tiện ích của số điện thoại giải đáp các quy định của Bộ luật dân sự khi áp dụng trong thực tế. Dưới đây là một số tổng hợp về nội dung chính của bộ luật dân sự 2015.
Quốc hội đã ban hành bao nhiêu bộ luật dân sự?
Hiện tại quốc hội đã ban hành hai bộ luật dân sự, đầu tiên là bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 được thông qua ngày 14/06/2005. Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 được thông qua ngày 24/11/2015 là bộ luật thứ hai, thay thế cho bộ luật dân sự 2005 chúng tôi vừa nêu. Bộ luật dân sự 2015 bao gồm 689 điều được chia làm 06 phần, do có hiệu lực áp dụng từ 01/01/2017 nên có nhiều người nhầm gọi là Bộ luật dân sự 2017.
Bộ luật dân sự 2015 điều chỉnh những vấn đề gì?
Căn cứ vào điều 4 Bộ luật dân sự thì bộ luật áp dụng giải quyết các vấn đề sau:
Thứ nhất, Bộ luật này là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự.
Thứ hai, Luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3, cụ thể:
– Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
– Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
– Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
– Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
– Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.
Thứ ba, trường hợp luật khác có liên quan không quy định hoặc có quy định nhưng vi phạm khoản 2 Điều 4 Bộ luật dân sự thì quy định của Bộ luật này được áp dụng.
Thứ tư, trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Bộ luật này và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.
Nội dung câu hỏi: Tôi có gởi người khác nuôi mấy cây cảnh mà không làm giấy biên nhận. Do mâu thuẩn nên tôi đến nhận cây cảnh lại thì chủ vườn không cho nhận. Tôi có nhiều nhân chứng chứng minh là có gởi như:
* Về nhân chứng:
– Chính quyền địa phương có xác minh mội người sung quang chứng kiến là tôi có gởi cây cảnh cho chủ vườn.
– Tài xế chở cây cũng làm chứng có gởi.
– Hàng năm tôi có chụp ảnh cây cảnh lưu lại.
– Từ chậu và thé dáng cây đều giống không khác chúc nào như hiện nay.
Nhờ Luật sư giúp đỡ và hướng dẫn thêm nhiều bằng chứng khác. Cảm ơn