Quyền và nghĩa vụ thăm nuôi con của cha mẹ sau ly hôn
Môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục là một trong những nền tảng quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của con người. Mỗi đứa trẻ khi sinh ra đời đều có quyền được thụ hưởng sự chăm sóc, giáo dục từ phía cha mẹ và gia đình. Tuy nhiên, trong xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, việc một gia đình phải ly tán xuất hiện ngày càng nhiều. Sau khi cha mẹ ly hôn, con cái thường chỉ có thể sống chung với một trong hai người hoặc sống cùng những người thân thích khác. Từ đây trong thực tế phát sinh những hệ lụy, khó khăn trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ thăm nuôi con sau ly hôn của người không trực tiếp nuôi con không hề dễ dàng, nhiều trường hợp bị cản trở, ngăn cấm.
Sau khi ly hôn, đa phần các bậc cha, mẹ đều thấu hiểu được nỗi đau, sự tổn thương của con mà khó gì có thể hàn gắn được, do vậy họ luôn sẵn lòng chung tay với người trực tiếp nuôi con tạo môi trường sống tốt nhất cho con. Trái lại, cũng có một số người cha, người mẹ vì lòng thù ghét, ích kỷ cá nhân nên đã lạm dụng quyền lợi chính đáng này để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc nuôi con của người trực tiếp nuôi con. Vì lẽ đó, pháp luật ghi nhận chế tài hạn chế quyền thăm nom con nhằm bảo vệ quyền được chăm sóc, giáo dục của con sau khi cha mẹ ly hôn. Cụ thể, khoản 3 Điều 82 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó”.
Trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ thăm nuôi con sau khi ly hôn, nếu quý khách hàng có những thắc mắc hoặc khó khăn cần tư vấn hỗ trợ của luật sư xin vui lòng liên hệ với Công ty Luật TNHH Thanh Sơn chúng tôi để nhận được lời tư vấn hỗ trợ cụ thể, chi tiết hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
Luật sư Trần Văn Trung. Công ty Luật TNHH Thanh Sơn thuộc Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh.